slider
slider
slider
slider
slider
slider
slider

Kiến thức nông nghiệp

Bệnh gây hại phổ biến và nghiêm trọng ở nhiều vùng trồng tiêu nước ta, chính vì vậy việc nhận biết ngay bệnh thông qua các triệu chứng cơ bản và phòng trừ kịp thời sẽ bệnh hại này sẽ giúp bà con duy trì ổn định được năng suất vườn tiêu của mình.

Triệu chứng.

Khi bị bệnh, các lá già sẽ xuất hiện màu vàng, từ trong gân lá vàng ra và dần dần lan ra toàn bộ bề mặt lá. Cây ngừng sinh trưởng và bắt đầu héo. Khi bị nặng các đốt lá bắt đầu rụng khiến bộ tán lá trở nên thưa thớt.

Gié hoa bị rụng hoặc không đậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của vườn.
Bệnh có khả năng lây lan nhanh, ban đầu chỉ là xuất hiện ở tầng dưới của tán, sau lan dần ra cả trụ và bắt đầu lan sang những trụ cây bên cạnh. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lây lan cả vườn cây hoặc cả vùng trồng.
Bệnh thường phát triển chậm, thời kì chủ yếu là bị vàng lá, phải mất 2- 3 năm cây mới bắt đầu rụng đốt và thưa tán. Tuy nhiên lúc này cây không thể cứu chữa được nữa mà có khả năng lây lan rộng ra cả vườn cây.
Cây tiêu bị vàng lá là do ảnh hưởng trực tiếp từ bộ rễ. Đầu rễ tiêu bị thối và xuất hiện những nốt sần do nấm tạo thành. Đầu tiên những nốt sần xuất hiện riêng rẽ sau đó tạo thành những chuỗi trên khắp rễ và khiến rễ bị thối. Cây bị bệnh khi không thể hút nước và chất dinh dưỡng được nữa.

Nguyên nhân gây bệnh.


Nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên cây tiêu là do sự kết hợp giữ tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani, nấm Phytophthora spp., Pythium spp., gây nên những nốt sần trên rễ chính. Đầu tiên tuyến trùng sẽ tấn công vào rễ nhằm tạo ra những vết thương và nốt sưng để nấm có thể dễ dàng xâm nhập. Nấm tấn công sẽ gây thối rễ cây, cây không thể hút chất dinh dưỡng nên ngừng sinh trưởng. Lá cây xuất hiện màu vàng, tháo đốt và chết dần.

Tuyến trùng Meloidogyne incognita chỉ tấn công vào những phần mô mềm của rễ như rễ non hoặc đầu chóp rễ, sau đó tạo thành những nốt sần. Số lượng và kích cỡ của các nốt sần đại diện cho số lượng tuyến trùng đã xâm nhập, khi mới xâm nhập chỉ vài mm nhưng sau đó sẽ lớn dần lên thành cm.

Nếu bộ rễ bị vết thương thì không cần sự tấn công của các tuyến trùng, các loài nấm như Phytophthora spp., Pythium spp sẽ tấn công vào rễ cây và làm thối rễ khiến cây không thể sinh trưởng, vàng lá và chết dần.

Biện pháp phòng trừ.
Đây là một trong những bệnh phổ biến và khó điều trị dứt điểm nên bà con cần chú ý đến các biện pháp canh tác trước khi gieo trồng và chăm sóc vườn cây để hạn chế tuyến trùng phát triển.

Các biện pháp canh tác cần chú ý như sau:
Không nên trồng mới tiêu ngay khi vừa loại bỏ những cây bị bệnh vì lúc này tuyến trùng vẫn nằm trong đất, vẫn có thể xâm nhập hại rễ tiêu khiến vườn trồng bị bệnh. Cần chọn lựa biện pháp luân canh các loại cây trồng khác trong 2- 3 năm để loại bỏ nấm và tuyến trùng trong đất có thể gây hại cho cây tiêu rồi mới bắt đầu trồng lại.
Không nên sử dụng đất bị bệnh để ươm cây.
Trước khi gieo trồng cần vệ sinh đồng ruộng kĩ lưỡng, loại bỏ tất cả các tàn dư thực vật, rễ của loài cây cũ. Cày và phơi đất trong mùa khô để loại bỏ toàn bộ tuyến trùng.
Cần bổ sung lượng phân hữu cơ hàng năm để cải tạo đất và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, tăng thêm hoạt động của vi sinh vật có tính đối kháng với tuyến trùng để hạn chế sự phát triển của chúng. Bón phân vô cơ cân đối để cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại.
Hạn chế đào xới và tưới tràn trong vườn tiêu, sẽ tạo điều kiện cho tuyến trùng hoạt động mạnh.
Thường xuyên thăm vườn để nhanh chóng phát hiện ra những cây bị bệnh và xử lý sớm trước khi lây lan.
Đào bỏ ngay những cây bị bệnh nặng và tiêu hủy ra khỏi vườn cây.
Biện pháp hóa học
Ngay khi phát hiện ra những cây bị bệnh cần sử dung ngay các loại thuốc trừ nấm như Viben C 50 BTN 0.3% (2- 4 lít dung dịch/gốc) cùng với các loại thuốc trừ tuyến trùng như Nokaph 10 G (20- 30 g/gốc), Oncol 20 ND 0,3 % (1- 4 lít dung dịch/gốc), Marshal 200 SC 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/gốc), Marshal 5 G (50 – 100 g/ gốc). Tùy vào thời điểm bệnh phát sinh, mức độ của bệnh mà điều chỉnh liều lượng hợp lí. Bạn nên phun thuốc khoảng từ 2- 4 lần vào mùa mưa, mỗi lần cách nhau 1 tháng để phòng trừ nấm phát triển.

Nếu sử dụng thuốc dạng bột hoặc dạng hạt cần tạo rãnh sâu từ 10- 20 cm cách gốc 20- 50 cm rồi lấp đất lại. Cần xử lý thuốc trong điều kiện đất đủ ẩm để thuốc đạt hiệu quả cao nhất

Kiến thức nông nghiệp Khác

12/05/2018

Quản lý cỏ dại tổng hợp cho lúa đông xuân ở ĐBSCL

Cỏ dại là một trong những dịch hại gây hại nghiêm trọng cho lúa ở ĐBSCL. Những...

12/05/2018

phòng trừ bệnh trên cây tiêu

Phát sinh và phát triển mạnh trong thời tiết khô hạn. Rệp sáp gây hại bằng...

12/05/2018

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su

Tác nhân : Do nấm Oidium heveae. Bệnh gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi,...

028.6684.6099

028.3620.0636

028.6684.6099

Hotline:028.6684.6099