slider
slider
slider
slider
slider
slider
slider

Kiến thức nông nghiệp

SÂU HẠI CHÍNH TRÊN TIÊU

RỆP SÁP (Pseudococcus citri)

  • Phát sinh và phát triển mạnh trong thời tiết khô hạn. Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa đọt non, cuống lá, chuỗi hạt làm các bộ phận bị hại sinh trưởng kém, dây tiêu cằn cỗi, lá vàng, chùm quả héo và rụng sớm. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp của lá và làm giảm phẩm chất hạt.
  • Rệp sáp còn phá hại bộ rễ tiêu do nơi đây có độ ẩm và thức ăn trong mùa khô. Rệp chích hút nhựa rễ, sinh sản nhiều lứa tạo thành những ổ rệp sáp trong rễ, bên ngoài chúng cộng sinh với loài nấm Bornetina ở trong đất tạo nên những ổ xốp trắng, sần sùi bao quanh các đoạn rễ ( triệu chứng măng-xông). Rễ bị héo khô, nhiễm một số nấm như Fusarium, Pythium gây ra bệnh chết chậm trên tiêu.
RepSapTrenDay La RepSapReTieu  
 Rệp sáp trên dây, lá  Rệp sáp rễ tiêu (măng xông rễ)  

 

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh vườn: thu dọn tàn dư thực vật dưới gốc tiêu, tỉa cây làm choái để vườn thông thoáng. Sử dụng thuốc trừ rệp sáp phun ướt đều tán lá. Trừ rệp sáp ở cổ rễ, gốc thân thì tưới hay phun thuốc trực tiếp vào gốc thân, liều lượng 40 ml/bình 16 lít, tưới 3-5 lít/ nọc tiêu. Nên xử lý 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để diệt lứa rệp non mới nở từ trứng che dưới bụng rệp mẹ.

RỆP MUỘI ĐEN (Toxoptera aurantil)

  • Rệp muội sống tập trung ở các chồi lá non, chích hút nhựa lá và làm lá non xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, các lá tiêu cong queo dị hình. Trong quá trình sinh sống, rệp tiết ra chất thải là môi trường phù hợp cho nấm bồ hóng phát triển và dẫn dụ kiến. Rệp muội chích hút làm lan truyền bệnh virus từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe gây ra triệu chứng tiêu điên.
10 TieuBiVirus
 Rệp muội  Tiêu bị virut (tiêu điên)

Phòng trừ: phun ướt đều đọt non, mặt dưới lá non, chuỗi non

Loài tuyến trùng gây hại trên tiêu thường gặp nhất là Meloidogyne incognita.TUYẾN TRÙNG

  • Tuyến trùng có kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm. Đục lỗ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu sẽ phát triển kém, mất hết lông hút, đen từng đoạn và thối dần từ dưới lên.
  • Cây tiêu bị tuyến trùng hại các lá phía dưới chuyển màu vàng, dần dần tới các lá phía trên. Triệu chứng vàng lá giống như thiếu phân bón, cây tiêu sinh trưởng kém, còi cọc, lá bị vàng khô, xơ xác.
  • Tuyến trùng chích hút tạo thành vết thương khiến cho rễ tiêu thường dễ bị nhiễm các nấm bệnh tấn công như Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia gây ra bệnh chết chậm trên tiêu.
 TuyenTrungChuiVaoRe BuouRe VetChichHutTrongBuouRe  
 Tuyến trùng chui vào rễ Bướu rễ  Vết chích hút trong bướu rễ   

Phòng trừ:

  • Không lấy hom làm giống từ những vườn bệnh.
  • Tăng cường phân chuồng và phân hữu cơ hoai mục, bón thêm vôi bột để làm đất bớt chua. Nhổ bỏ cây bị nhiễm nặng.
  • Phòng trừ tuyến trùng sau khi trồng: tưới thuốc, tưới đều vào vùng rễ tiêu từ 3-5 lít nước thuốc/ nọc tiêu, nên tưới vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
  • Khi tiêu được 2 năm trở lên với thuốc trừ bệnh chết nhanh, chết chậm để giảm công tưới thuốc.

BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH

  • Tác nhân do nấm Phytophthora capsici
  • Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và làm cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi bệnh xâm nhiễm vào phần cổ rễ và phần rễ bên dưới.
  • Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì héo rũ rất nhanh, rụng lá từ trên đầu trụ dần xuống dưới, hạt tiêu bị héo tóp lại, mạch dẫn bên trong thân thâm đen, sau đó rụng lóng, rụng đốt, nọc tiêu có thể chết hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần.
ThoiCoRe ThoiReBenDuoi LaHeoRu ChetNhanh
 Thối cổ rễ  Thối rễ bên dưới   Lá héo rũ, rụng lá, rụng đốt, chết nhanh

Phòng trừ:

  • Khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên thì dây tiêu đã bị nấm bệnh xâm nhập vào bên trong từ 2 – 3 tháng trước đó. Do vậy:
  • Cần kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ và sớm ngay từ khi thiết kế vườn, chuẩn bị cây giống, bởi vì nếu để đến lúc bệnh đã lan mới vội vã mua thuốc về xử lý thì không thể nào cứu chữa kịp.
  • Chọn giống tiêu có khả năng kháng bệnh tốt, lấy nguồn giống sạch bệnh.
  • Đất trồng tiêu phải tơi xốp, đảm bảo độ sâu 50 – 60 cm không bị đọng nước. Thiết kế đào rãnh để vườn dễ dàng thoat nước khi có mưa.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, làm sạch cỏ dại, cắt bỏ dây lươn ở gốc.
  • Bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai (15 – 20 kg/gốc/năm)
  • Bón NPK giúp phục hồi bộ rễ, cung cấp vi lượng để vườn cây sinh trưởng khỏe.
  • Trong khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân cố gắng tránh gây những vết thương cho gốc tiêu, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh gây hại.
  • Các cây bị nặng cần đào bỏ, nhặt hết rễ tập trung tiêu hủy, rắc vôi 1 kg/hố để diệt mầm bệnh.
  • Ứng dụng Quy trình phòng trừ bệnh chết nhanh trên tiêu của Hợp Trí: xem bên dưới

BỆNH CHẾT CHẬM

  • Do tác nhân là nấm Fusarium sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp., Phytopthora sp. xâm nhiễm vào rễ tiêu qua vết tổn thương trên rễ do tuyến trùng, rệp sáp rễ gây ra.
  • Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô.
  • Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh cho đến khi chết có thể kéo dài cả năm, bệnh làm chết cả trụ hoặc 1-2 dây.
 TuyenTrungGayBuouRe NamBenhXamNhap VangLaChetCham
 Tuyến trùng gây bướu rễ

 Nấm bệnh xâm nhập
làm mạch dẫn hóa nâu

 Vàng lá chết chậm

Phòng trừ:

  • Áp dụng các biện pháp tổng hợp như bệnh chết nhanh, bổ sung biện pháp tưới thuốc  trừ tuyến trùng vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Bổ sung: dùng cọ hoặc phun sơn lên gốc tiêu từ gốc lên 30-40cm, nhớ cắt bỏ dây lươn quanh gốc cho trống trãi để quét gốc hiệu quả hơn. Quét gốc 2 lần vào tháng 5-6 và tháng 9-10.
  • Quét gốc là giải pháp hiệu quả phòng trừ triệu chứng thối cổ rễ do nấm Phytopthora sp. gây bệnh chết nhanh trên tiêu.

Kiến thức nông nghiệp Khác

19/05/2018

Bệnh vàng lá trên cây tiêu và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng tiêu bà con thường phát hiện cây tiêu bị vàng lá dần dần...

12/05/2018

Quản lý cỏ dại tổng hợp cho lúa đông xuân ở ĐBSCL

Cỏ dại là một trong những dịch hại gây hại nghiêm trọng cho lúa ở ĐBSCL. Những...

12/05/2018

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su

Tác nhân : Do nấm Oidium heveae. Bệnh gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi,...

028.6684.6099

028.3620.0636

028.6684.6099

Hotline:028.6684.6099